Hệ thống điện nhẹ là gì? Bao gồm những gì? Mô hình ra sao?

Trong mỗi công trình, dù dự án có quy mô nhỏ hay lớn xây dựng đều được chia thành hai phần là phần xây dựng và phần cơ điện (M&E). Với phần cơ điện bao gồm nhiều hệ thống liên quan với nhau để tạo thành một khối hệ thống vận hành hoàn chỉnh cho công trình, tòa nhà. Một trong các hệ thống đóng vai trò quan trọng, cần thiết đó chính là hệ thống điện nhẹ. Vậy hệ thống điện nhẹ là gì? Hệ thống điện nhẹ bao gồm những gì và lợi ích của nó với công trình là gì?

1. Hệ thống điện nhẹ là gì?

Hệ thống điện nhẹ (ELV – Extra Low Voltage Systems) là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành xây dựng. Dùng để chỉ các hệ thống trong một tòa nhà cần trang bị thiết bị điện, lưới điện và các trang thiết bị phụ trợ liên kết với nhau. Tuy chỉ chiếm tỷ trong nhỏ (khoảng 10-20% trong giá trị dự án) nhưng hệ thống điện nhẹ (ELV) lại góp phần quyết định đến chất lượng của công trình. Bởi bản chất của nó là các hệ thống công nghệ có liên quan với nhau phục vụ cho việc quản lý và mang đến sự tiện lợi cho người sử dụng.

Ngày nay, các ứng dụng của hệ thống điện nhẹ (ELV) rất lớn và nhiều ở các công trình dân dụng. Tùy thuộc vào quy mô công trình, yêu cầu của chủ đầu tư mà sẽ có các hệ thống cơ bản như thông tin liên lạc, bảo mật thông tin, cảnh báo cháy,…. cho từng công trình.

2. Hệ thống điện nhẹ gồm những gì?

Hệ thống điện nhẹ luôn được sử dụng xuyên suốt trong 24h. Tuy giá trị của hệ thống điện nhẹ không lớn nhưng lợi ích và tính ứng dụng trong cuộc sống rất cao. Với mục đích chính là cung cấp cho con người nhiều tiện ích và cần thiết cho cuộc sống. Dưới đây DTC Việt Nam sẽ nêu ra một số hệ thống điện nhẹ ứng dụng nhiều ngày nay, cụ thể:

  • Hệ thống BMS (Building Automation System): sử dụng tích hợp các hệ thống trong công trình để thực hiện việc quản lý và giám sát trạng thái các hệ thống kỹ thuật và quản lý tự động hóa hoạt động của tòa nhà.
  • Hệ thống âm thanh (PA): có chức năng thông báo công cộng để truyền đạt các thông tin, tin nhắn và thông báo khẩn cấp trong tòa nhà. Ngoài ra, hệ thống còn có khả năng phát nhạc nền BGM (Background Music) trong công trình.
  • Hệ thống tổng đài điện thoại (PABX): bao gồm hệ thống tổng đài (PBX) và các điện thoại có chức năng duy trì kết nối thông tin liên lạc của tòa nhà với bên ngoài và liên lạc nội bộ.
  • Hệ thống camera giám sát: là một hệ thống camera CCTV/IPTV và có nhiệm vụ quan sát hình ảnh hay giám sát an ninh cho công trình.
  • Hệ thống mạng LAN và Internet: là hệ thống có chức năng kết hợp các máy tính lại với nhau thông qua các thiết bị kết nối mạng. Để phục vụ cho mục đích trao đổi thông tin và kết nối đến mạng internet.
  • Hệ thống truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh (CATV, MATV): là hệ thống truyền hình có thể phát tín hiệu trực tiếp từ đài phát hoặc thông qua nhà cung cấp dịch vụ truyền hình với các chuẩn HD khác nhau.
  • Hệ thống cảnh báo xâm nhập, cảnh báo cháy (Fire Alarm): là hệ thống quan trọng và cần thiết dùng trong các tòa nhà. Hệ thống này sẽ phát hiện và cảnh báo cháy trong công trình khi có hỏa hoạn xảy ra. Thông thường, hệ thống sẽ được tích hợp thêm cả hệ thống Firemen Intercom.
  • Hệ thống bãi xe thông minh iParking: là hệ thống quản lý, giám sát sự ra vào và chỉ dẫn các phương tiện giao thông đỗ đúng vị trí trong khu vực bãi xe một cách tự động hóa. Tùy thuộc vào đặc điểm của bãi xe mà áp dụng các lựa chọn như quản lý xe vào ra, tự động tính phí gửi xe và chỉ dẫn vị trí đỗ sao cho phù hợp với thiết kế của khu vực bãi xe.
  • Hệ thống hội nghị truyền hình (Teleconferencing): là một hình thức trao đổi thông tin trực tiếp giữa các thành viên cách xa nhau về vị trí địa lý. Khi trong cuộc hội thảo truyền hình, mọi thành viên sẽ có thể nhìn thấy nhau, cùng trao đổi, bàn luận và chia sẻ dữ liệu (voice, video, data) cho nhau.
  • Hệ thống liên lạc nội bộ: được ứng dụng nhiều tại các chung cư cao tầng kết hợp quản lý thang máy và bãi đỗ xe. Đồng thời, thông tin liên lạc có thể truyền tải bằng cả âm thanh lẫn hình ảnh.
  • Hệ thống xếp hàng tự động (Queue System): thường được ứng dụng trong những nơi bệnh viện, UBND, mua vé máy bay, ngân hàng,…. Hệ thống sẽ giúp sắp xếp khách hàng theo một cách trình tự cụ thể, rõ ràng và tự động hóa.
  • Hệ thống gọi y tá trực: thường được ứng dụng tại các bệnh viện nhằm giúp bệnh nhân nhanh chóng nhận được sự hỗ trợ kịp thời từ các y tá. Với thao tác bấm nút đơn giản, bệnh nhân đã có thể gọi ngay y tá trực ca đến hỗ trợ tức thời. Đồng thời, hệ thống này giúp nâng cao hiệu quả trong công tác phục vụ bệnh nhân cho bệnh viện. Không những thế, nó còn thống kê cho biết thời gian phục vụ bệnh nhân trung bình mất bao lâu kể từ lúc bấm nút.
  • Hệ thống thẻ đa năng: là bước phát triển hơn của hệ thống thẻ từ không cần tiếp xúc. Loại thẻ đa năng có thể lưu trữ các thông tin trên bộ nhớ của thẻ. Hệ thống sẽ hoạt động một cách độc lập với máy tính, được ứng dụng cho việc thanh toán nội bộ, các chức năng liên quan đến tính phí hoặc kiểm soát vào ra tại khu vực đòi hỏi tính bảo mật cao.

3. Mô hình hệ thống điện nhẹ